CHƯƠNG TRÌNH CON

1. Phân loại và cấu trúc của chương trình con.
a) Phân loại:
· Hàm (Function) là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó.
VD: Sin(x), Cos(x), Sqrt(x)…
· Thủ tục (Procedure) là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó nhưng không trả về một giá trị nào qua tên của nó.
VD: Writeln, Readln, Delete, …
b) Cấu trúc chương trình con:
<Phần đầu>
[<Phần khai báo>]
<Phần thân>
· Phần đầu: bắt buộc phải có để thể hiện khai báo hàm hay thủ tục và các tham số (nếu có).
· Phần khai báo: có thể khai báo hằng, biến cho chương trình con; Phần này có thể có hoặc không.
· Phần thân: là các dãy lệnh được thưc hiện những công việc mong muốn.
c) Tham số hình thức:
+ Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra được gọi là tham số hình thức của chương trình con.
+ Các biến được khai báo dùng riêng cho chương trình con được gọi là biến cục bộ. Chương trình chính và các chương trình con khác không thể sử dụng được các biến này.
+ Các biến được khai báo ở chương trình chính là biến toàn cục và các chương trình con đều sử dụng được các biến này. 
d) Thực hiện chương trình con:
· Tham số thực sự: Để thực hiện gọi một chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi, bao gồm tên chương trình con với các tham số (nếu có) là các hằng số hoặc biến chứa dữ liệu tương ứng với các tham số hình thức đặt trong cặp ngoặc (  ). Các hằng và biến này được gọi là các tham số thực.
VD:     Sqr(225); sqrt(4);
            Luythua(a,n);

            HCN(Chieudai,Chieurong);

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét