PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN

1. Phép toán
Phép toán
Trong pascal
Các phép toán số học với số nguyên
(Các số toán hạng phải là số nguyên, kết quả là số nguyên)
+, - , *, div (chia nguyên), mod (chia dư)
VD: 7 div 2 =3; 4 div 2=2 ; 7 mod 2=1; 4 mod 2=0
Các phép toán số học với số thực (các toán hạng là số nguyên hoặc thực, kết quả là số thực)
+, - , *, /
VD: 7 /2 = 3.5
Các phép toán quan hệ (trả về kết quả là true hoặc false)
<, <=, >, >=, = , <>
Các phép toán logic (Các toán hạng là phải có giá trị True, False, kết quả trả về giá trị true, false)
Not, and , or
True and True=True; True and False=False; False and Fasle = False; True or True =True; True or False=False; False or False = False

2. Biểu thức và câu lệnh gán
a) Biểu thức số học:
            Biểu thức số học là biểu thức nhận được từ các hằng số, biến số hoặc các hằng, biến số liên kết với nhau bởi các phép toán số học và các dấu ngoặc tròn.
            Thứ tự thực hiện: trong ngoặc thực hiện trước ngoài ngoặc thực hiện sau. Đối với biểu thức không có ngoặc thì : nhân, chia, div, mod thực hiện trước, cộng, trừ thực hiện sau
Chú ý: nếu trong biểu thức chứa 1 hằng hay biến kiểu thực thì ta có biểu thức số học thực, giá trị biểu thức cũng thuộc kiểu thực.
VD: 6+5 div 2 mod 2=6+ 2 mod 2=6+0=6
b) Hàm số học chuẩn:
cú pháp:
<tên hàm>(<đối số>);
VD: sqrt(4); sqr(2);
- Hàm Sqrt(X): Trả về căn bậc 2 của một số dương X. Kiểu trả về là số thực.
- Hàm Sqr(X): Trả về bình phương của số X. Kiểu trả về là kiểu của X.
- Hàm Cos(X), Sin(X) trả về giá trị Cos, Sin của X. Kiểu trả về là số thực.
- Hàm abs(X) trả về trị tuyệt đối của X; Kiểu trả về là kiểu của X.
- Hàm Ln(X) Trả về logeX. Kiểu trả về là số thực.
- Hàm exp(x): Trả về ex của X; kiểu trả về là kiểu thực.
- Còn rất nhiều hàm chuẩn khác.
KL: bản thân hàm chuẩn cũng là một biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức số học như 1 toán hạng (giống hằng và biến).
VD: X:=sqrt(sin(x));
c) Biểu thức quan hệ:
 Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta một biểu thức quan hệ
biểu thức quan hệ có dạng:
<BT1> <phép toán quan hệ> <BT2>;
Trong đó: BT1 và BT2 cùng là xâu hoặc biểu thức số học
Trình tự thực hiện:
- Tính giá trị biểu thức
- Thực hiện phép toán quan hệ
- Kết quả của biểu thức quan hệ là kiểu logic
VD: 5+4 div 3=2 trả về giá trị False (5+1=2)
d) Biểu thức logic:
- Biểu thức logic đơn giản là biến hoặc hằng logic.
- Biểu thức logic là các biểu thức logic đơn giản, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán logic.
            Giá trị của biểu thức logic là: true hoặc false
VD: not(x>1) thể hiện phát biểu “x không lớn hơn 1” biểu thức trả về giá trị true nếu x<=1; False nếu x>1
- Biểu thức (x>=4) and (x<=9) trả về giá trị True nếu x có giá trị từ 4 đến 9; ngoài giá trị này biểu thức trả về giá trị False.
e) Câu lệnh gán:
Cú pháp:
<tên biến>:=<biểu thức>;
Trong đó: tên biến là tên của biến đơn, kiểu của giá trị biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến
Chức năng:  đặt cho biến có tên ở vế trái dấu “:=” giá trị mới bằng giá trị của biểu thức ở về phải.
VD: x1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);
- X:=2; X:=X*X; (X=4)


Chú ý:  biến kiểu thực có thể nhận giá trị kiểu nguyên và biến kiểu xâu có thể nhận kiểu kí tự, ngược lại thì không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét