THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA

1. Các thủ tục chuẩn vào/ra
a. Nhập dữ liệu từ bàn phím
Sử dụng thủ tục:
Read(<Danh sách biến vào>) hoặc Readln(<Danh sách biến vào>)
Trong đó: danh sách biến vào là 1 hoặc nhiều biến (trừ biến kiểu boolean). Nếu nhiều biến thì cách nhau bởi dấu phẩy.
Ví dụ: Xét chương trình sau:
Program VD;
Uses crt;
Var a, b, c : Integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘Moi ban nhap 3 so:’);
Readln(a, b, c);
Write(‘Ban vua nhap vao 3 so:, a, b, c);
Readln;
End.
b) Đưa dữ liệu ra màn hình:
Sử dụng thủ tục:
Write(<Danh sách kết quả ra>) hoặc Writeln(<Danh sách kết quả ra>)
Trong đó: danh sách kết quả có thể là biến đơn, biểu thức, hoặc hằng, hoặc tên hàm. Nếu là tên biến, tên hằng thì sẽ in ra giá trị của biến, hằng. Nếu là biểu thức thì in ra giá trị của biểu thức. Hằng xâu đặt trong cặp dấu ‘ ‘
Ví dụ:
          Write(a, b, c);
          Writeln(‘Gia tri cua N la : ’,N);
Thủ tục Writeln sau khi đưa kết quả ra sẽ chuyển con trỏ màn hình xuống đầu dòng tiếp theo.
     Ngoài ra trong TP còn có qui cách đưa thông tin ra như sau :
Kết quả thực là kiểu thực :<Độ rộng>:<Số chữ số thập phân>
Kết quả là kiểu khác: :<Độ rộng>
Độ rộng là số kí tự mà máy dành ra để in kết quả, nếu kết quả không đủ số kí tự =<độ rộng> thì máy sẽ thêm dấu các dấu cách vào trước kết quả cho đủ số kí tự.
Ví dụ: Write(N : 8);
Writeln(‘X = ’,X:8:2); chẳng hạn X=2.456 thì màn hình sẽ in ra X=<4 dấu cách>2.36
2. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh trương trình
Trong máy tính cần có các tệp sau: turbo.exe, turbo.tpl, graph.tpu, egavga.bgi,Turbo.tph
Soạn thảo: gõ nội dung chương trình gồm: toàn bộ các câu lệnh trong chương trình. Khi lưu chương trình nhấn F2 (phần mở rộng ngầm định là .pas)
Biên dịch chương trình: nhấn tổ hợp phím Alt+F9, nếu có lỗi (cú pháp) cần chỉnh sửa, nếu không có lỗi chương trình xuất hiện bảng thông báo: Compile successful: press any key
Chạy chương trình: nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9
Đóng cửa sổ chương trình: Alt+F3

Thoát khỏi phần mềm: Alt+X

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét